Số điện thoại:0913081908
Email:openskyhk@gmail
logo

PC Thừa Thiên Huế: ưu tiên nguồn vốn phục hồi và phát triển kinh tế sau ảnh hưởng của thiên tai và dịch bệnh Covid-19

Việc triển khai hoàn thành các công trình lưới điện thể hiện trách nhiệm, sự nỗ lực vượt khó của ngành Điện để góp phần đồng hành cùng địa phương hoàn thành “nhiệm vụ kép” về phòng, chống dịch và phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội sau các đợt bùng phát của đại dịch Covid-19 và thiên tai, mưa bão.

Trước đó, trong năm 2020, các đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19 và thiên tai liên tiếp xảy ra trên địa bàn các tỉnh miền Trung nói chung, tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng đã gây ảnh hưởng đến hầu hết các ngành, lĩnh vực. Đặc biệt, ngành Dịch vụ du lịch thiệt hại nặng nề (lượng khách giảm 60%; doanh thu du lịch giảm 64%); Vận tải (vận tải hành khách giảm trên 30%), Xuất nhập khẩu (giảm 16%); hơn 10.000 lao động bị thất nghiệp; học sinh, sinh viên bị nghỉ học dài ngày (đặc biệt 30.000 sinh viên ngoại tỉnh), doanh thu thiệt hại ước khoảng 11.000 tỷ đồng.

Tăng cường công tác kiểm tra lưới điện.

Riêng đối với ảnh hưởng của các đợt thiên tai, mưa bão trong năm 2020, giá trị thiệt hại ước tính trên 2.000 tỷ đồng, chiếm 3,5% GRDP của tỉnh Thừa Thiên Huế. Thiệt hại của địa phương cũng đã thể hiện rõ nét trên tình hình cung cấp điện, các chỉ tiêu SXKD của Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế. Sản lượng điện thương phẩm cả năm 2020 giảm 4% so với năm 2019, tỷ trọng một số các thành phần giảm sâu các trong thành phần của sản lượng điện thương phẩm, cụ thể tỷ trọng thành phần Công nghiệp-Xây giảm 50,2 triệu kWh, tương ứng 0,77% so với năm 2019 (49,49%), khối dịch vụ giảm 35,12 triệu kWWh, tương ứng 4,71% so với năm 2019 (6,48%).

Đầu tư lưới điện phục vụ sản xuất các doanh nhiệp.

Trước tình hình đó, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã đề ra một số giải pháp, biện pháp cấp bách nhằm phục hồi nền kinh tế địa phương, bao gồm tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị; xây dựng các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới, hỗ trợ, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm và đẩy mạnh phát triển công nghiệp, nông nghiệp và các lĩnh vực kinh tế khác.

Vệ sinh thiết bị điện bằng nước cách điện áp lực cao.

Đối với ngành Điện địa phương, trên cơ sở là vai trò “Điện luôn đi trước một bước” trong việc làm “bàn đạp”, “đòn bẩy” thúc đẩy sự hồi phục, mở rộng sản xuất cho các thành phần kinh tế. Ngay từ đầu năm 2021, PC Thừa Thiên Huế đã ưu tiên các nguồn vốn 188,59 tỷ đồng để đầu tư và 78,457 tỷ đồng nhằm cải tạo, sửa chữa lưới điện trên địa bàn quản lý. Riêng trong quý 2/2021, Công ty đã khởi công 35 công trình lưới điện với tổng mức đầu tư khoảng 108 tỷ đồng. Trong đó có hơn 23 tỷ đồng được dành để đầu tư cho 15 hạng mục dự án lưới điện phục vụ cung cấp điện đảm bảo sản xuất và 01 hạng mục phục vụ kinh doanh của các Doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh với tổng dung lượng các máy biến áp đầu tư xấp xỉ 12MVA. Dự kiến sẽ triển khai thi công hoàn thành và đóng điện nghiệm thu, đưa vào vận hành vào cuối quý 3/2021.

Ông Nguyễn Đại Phúc - Phó Giám đốc PC Thừa Thiên Huế cho biết, việc triển khai hoàn thành các công trình lưới điện thể hiện trách nhiệm, sự nỗ lực vượt khó của ngành Điện để đồng hành cùng địa phương, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm sớm khôi phục và mở rộng sản xuất, góp phần đồng hành cùng các cấp chính quyền địa phương thực hiện hoàn thành “nhiệm vụ kép” về phòng, chống dịch và phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội sau các đợt bùng phát của đại dịch covid-19 và thiên tai, mưa bão.

Bảo dưỡng lưới điện KCN Phú Bài.

“Thời gian tới, ngành Điện cũng sẽ tích cực phối hợp triển khai đồng bộ hạ tầng lưới điện song song với quy hoạch của tỉnh đối với các Trạm biến áp cấp nguồn cho các Khu công nghiệp Phong Điền, Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô, Khu công nghiệp Phú Bài, cụm phụ tải Chân Mây- Lăng Cô. Trong đó, Công ty sẽ đặc biệt lưu ý đến việc đầu tư đồng bộ hạ tầng lưới điện đồng hành cùng Dự án Nhà máy điện khí tại KCN Chân Mây-Lăng Cô nhằm nâng cao tiềm năng, thế mạnh của tỉnh và thể hiện trách nhiệm của ngành Điện song hành với sự phát triển kinh tế- xã hội tỉnh nhà, đồng hành, chung tay cùng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc hoàn thiện các tiêu chí để Huế sớm trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương”, Ông Nguyễn Đại Phúc khẳng định.

Đinh Văn

Bài viết liên quan