Số điện thoại:0913081908
Email:openskyhk@gmail
logo

Sẵn sàng khởi công tuyến cao tốc trục ngang đầu tiên ở ĐBSCL

Mới đây, Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đến Bộ GTVT, UBND các tỉnh, thành có liên quan về việc 4 dự án thành phần, thuộc dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng sẽ đồng loạt khởi công vào ngày 17-6.

Quy hoạch chi tiết Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1

Đây là dự án đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa to lớn, khi khi hoàn thành, sẽ tạo điều kiện thúc đẩy triển kinh tế - xã hội phát triển, đảm bảo quốc phòng - an ninh, đưa vùng ĐBSCL phát triển,… Dự án này có tổng chiều dài tuyến hơn 188km. Trong đó, đoạn tuyến qua tỉnh An Giang là 56,7km; TP Cần Thơ là 37,7km; tỉnh Hậu Giang là 37,7km và tỉnh Sóc Trăng là 56,1km. Giai đoạn 1 của dự án được đầu tư với quy mô bốn làn xe, bố trí làn xe dừng khẩn cấp không liên tục, sơ bộ nhu cầu sử dụng đất khoảng 1.205ha. Tổng mức đầu tư 44.691 tỷ đồng. Hiện các địa phương như An Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng và Hậu Giang đang tích cực triển khai các công tác chuẩn bị cho ngày khởi công cao tốc.

Ghi nhận tại Hậu Giang, địa phương được giao làm chủ đầu tư dự án thành phần 3; đến thời điểm này, tỉnh đã hoàn chỉnh các hồ sơ thiết kế và được Cục Cao tốc thẩm định và hoàn chỉnh hồ sơ để chủ đầu tư phê duyệt. Về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tỉnh đã chỉ đạo lập, kiểm đếm xong toàn bộ 1.118 hộ. Hiện nay, đang phê duyệt và đang chi trả cho các hộ dân. Theo chỉ đạo tới ngày 15-6 này, phải đạt trên 70% diện tích cần thu hồi để giao mặt bằng triển khai, sớm hơn chỉ đạo của Chính phủ cũng như Nghị quyết của Chính phủ là ngày 30-6. Ngoài ra, tỉnh cũng chỉ đạo thực hiện 2 khu tái định cư đối với dự án này để phục vụ cho việc thu hồi đất.

Lãnh đạo tỉnh Hậu Giang kiểm tra thi công các dự án khu tái định cư dành cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án cao tốc trên địa bàn

Ông Mai Văn Tân - Giám đốc Sở GTVT tỉnh Hậu Giang, cho biết: “Hiện địa phương đã hoàn chỉnh và bàn giao mặt bằng tổ chức lễ khởi công; chương trình, kế hoạch tổ chức cũng đã được UBND tỉnh phê duyệt. Tất cả đang được triển khai đúng theo tinh thần, chủ trương của Chính phủ, sẵn sàng cho lễ khởi công vào ngày 17-6.

Theo ông Tân, đến nay đã có hơn 50% số hộ dân nhận tiền bồi thường. Khi chi tiền bồi thường cho bà con, chúng tôi cũng tiến hành cho người dân ký cam kết sẽ bàn giao mặt bằng cho dự án.”

Tại An Giang, đồng chí, Nguyễn Thanh Bình - Chủ tịch UBND tỉnh, cho biết: “Hiện tại, muốn lưu thông qua tỉnh An Giang chỉ có tuyến Quốc lộ 91 độc. Tuy nhiên, qua hơn 20 năm sử dụng, đến nay Quốc lộ đã xuống cấp rất nặng nề, thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông. Nghiêm trọng hơn là thường xuyên xảy ra tình trạng sạt lở bờ sông, gây ùn tắc giao thông cục bộ trên toàn tuyến và ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Do đó, dự án cao tốc lần này vô cùng quan trọng, là trục cao tốc ngang đầu tiên ở ĐBSCL và là dự án có mức đầu tư lớn nhất trên địa bàn tỉnh từ trước đến nay. Vì vậy, Thường trực Ban Chỉ đạo dự án yêu cầu cả hệ thống chính trị, thành viên Ban Chỉ đạo, cơ quan, ban ngành, địa phương tiếp tục vào cuộc mạnh mẽ, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Việc bồi thường giải phóng mặt bằng phải tiến hành đúng quy định pháp luật và tỉnh phấn đấu bàn giao 70% diện tích mặt bằng của các gói thầu xây lắp khởi công."

Đồng chí Lê Hồng Quang - Bí thư Tỉnh ủy An Giang, cho biết thêm: “Dự án tuyến đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng; khi hoàn thành và đưa vào sử dụng, sẽ tạo điều kiện thúc đẩy triển kinh tế - xã hội phát triển, đảm bảo quốc phòng - an ninh của tỉnh An Giang cũng như vùng ĐBSCL. Ban Chỉ đạo tỉnh thành lập Ban Tổ chức, các tiểu ban chuẩn bị lễ khởi công, nhằm đảm bảo lễ khởi công diễn ra chu đáo, an toàn, tiết kiệm, nhưng đảm bảo đầy đủ ý nghĩa của dự án quan trọng này. Lễ khởi công dự kiến diễn ra vào sáng 17-6, tại điểm đầu dự án là TP. Châu Đốc.

Lực lượng chức năng thực hiện cắm mốc GPMB dự án cao tốc, đoạn đi qua địa phận TP. Cần Thơ

Theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01-9-2021, ĐBSCL được quy hoạch sáu tuyến cao tốc với tổng chiều dài khoảng 1.166km với quy mô từ 4 - 6 làn xe. Sáu tuyến này gồm 3 tuyến cao tốc trục dọc, 3 tuyến cao tốc trục ngang.

Ba tuyến cao tốc trục dọc với tổng chiều dài 575 km, gồm cao tốc Bắc - Nam phía đông dài 245km, cao tốc Bắc - Nam phía tây dài 180km, cao tốc TP. HCM - Tiền Giang - Bến Tre - Trà Vinh - Sóc Trăng dài 150km.

Ba tuyến cao tốc trục ngang với chiều dài khoảng 591km gồm cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng dài 191km, cao tốc Hà Tiên (Kiên Giang) - Rạch Giá - Bạc Liêu dài 212km, cao tốc Hồng Ngự (Đồng Tháp) - Trà Vinh dài 188km.

Đến nay, ở ĐBSCL, các tuyến cao tốc đã hoàn thành và đưa vào khai thác theo quy mô giai đoạn 1 (4 làn xe) với tổng chiều dài 171km. Trong đó, đoạn Bến Lức – Trung Lương (40km); Trung Lương – Mỹ Thuận (51km); Cao Lãnh – Lộ Tẻ (29km); Lộ tẻ - Rạch Sỏi (51km). Riêng đoạn Cao Lãnh – Lộ Tẻ hiện tổ chức giao thông hỗn hợp, đoạn Lộ Tẻ - Rạch Sỏi sử dụng mặt đường láng nhựa để chờ lún, các tuyến này đang được Bộ GT-VT tiếp tục đầu tư để khai thác theo quy mô cao tốc.

Theo kế hoạch, đển năm 2026, khu vực ĐBSCL sẽ có khoảng 554 km đường cao tốc, các tuyến cao tốc còn lại sẽ được đầu tư trong giai đoạn 2026 - 2030.

Hoàng Khánh – Gia Gia

Bài viết liên quan