Số điện thoại:0913081908
Email:openskyhk@gmail
logo

ĐBSCL: Bức tranh kinh tế nhiều tín hiệu tích cực

Theo nhận định của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB): Các chính sách tái mở cửa du lịch của Chính phủ Việt Nam thực hiện vào tháng 3-2022, tiếp theo là dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát dịch bệnh Covid-19 đã tạo nhiều thuận lợi cho  hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Bên cạnh, ngay trong Quý I-2022, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách có tác động tốt đến hoạt động sản xuất – kinh doanh (SXKD) cũng như làm minh bạch hóa môi trường kinh doanh. Cùng với đó là hiệu ứng tích cực lan tỏa từ “Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ”, kết hợp tinh thần khởi sự kinh doanh mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp đã giúp tình hình hoạt động của các doanh nghiệp cả nước nói chung, ĐBSCL nói riêng, đạt những dấu ấn khá tươi sáng trong bức tranh kinh tế trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2022.  Cụ thể, trong tháng 5-2022, có 3/6 khu vực trên cả nước có số DN đăng ký thành lập mới tăng so với cùng kỳ năm 2021, gồm: ĐBSCL (1.147 DN với 16.238 tỷ đồng vốn đăng ký, tăng 12,5%. Ngoài  số DN đăng ký mới,  có 283 DN quay lại hoạt động), Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (2.165 DN, tăng 7,7%), Đồng bằng sông Hồng (4.708 DN, tăng 2,8%).

Chế biến cá tra xuất khẩu ở ĐBSCL

Riêng tại vùng ĐBSCL, tỉnh Kiên Giang có số doanh nghiệp thành lập mới nhiều nhất (171 DN), kế là Long An (147 DN), TP. Cần Thơ (134 DN). Các doanh nghiệp mới này đem lại việc làm cho số lao động tăng thêm là 10.270 người. Trong đó Long An dẫn đầu với 1.038 lao động, kế là Kiên Giang: 948 lao động, TP. Cần Thơ: 927 lao động.

Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường giảm so cùng kỳ năm trước: Có 243 DN tạm dừng kinh doanh, 425 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ giải thể, 120 DN đã giải thể. Trong tháng 5-2022 kim ngạch xuất khẩu đạt 2,25 tỷ USD (giảm 2,4% so với tháng 4-2022), kim ngạch nhập khẩu 1,29 tỷ USD (tăng 5,5% so với tháng trước).

Tuy nhiên thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chưa có tín hiệu tích cực, 5 tháng đầu năm 2022, chỉ có  Long An với 20 dự án FDI được cấp mới, tổng vốn đăng ký 217 triệu USD. Sóc Trăng có 1 dự án FDI được cấp mới, vốn đăng ký 90 triệu USD. Tiền Giang có 5 dự án với tổng vốn đăng ký 25 triệu USD. Vĩnh Long có 2 dự án với tổng vốn đầu tư 19 triệu USD …

Ông Nguyễn Phương Lam – Giám đốc VCCI Cần Thơ, nhận xét: Nhà đầu tư nước ngoài còn e ngại khi đầu tư vào ĐBSCL, do hạ tầng giao thông kết nối từ TP. HCM đến các tỉnh, thành miền Tây Nam Bộ còn nhiều hạn chế nên họ đã chọn đầu tư ở các địa phương gần TP. HCM: “Bên cạnh đó, ĐBSCL đang đối mặt với các thách thức về biến đổi khí hậu, khai thác tài nguyên chưa bền vững, hạ tầng logistics yếu kém, thiếu lao động có tay nghề… đã tạo nên nút thắt trong thu hút đầu tư nên tỷ lệ thu hút FDI tuy tăng gần 20% mỗi năm nhưng vẫn còn thấp hơn các khu vực khác.” – ông Lam phân tích.

Theo Bộ GTVT, thời gian qua, với sự quan tâm của Quốc hội và Chính phủ, nhiều công trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng của vùng ĐBSCL đã hoàn thành, góp phần tạo động lực cho phát triển KT-XH. Tuy nhiên do xuất phát điểm thấp và suất đầu tư cao (địa hình bị chia cắt và địa chất yếu) nên kết cấu hạ tầng giao thông của ĐBSCL vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển KT - XH của vùng.

Trong giai đoạn 2021 – 2025, Bộ GTVT đã chuẩn bị đầu tư mới cho khu vực 37 dự án đường bộ, hàng hải, đường thủy nội địa và hàng không, tổng mức đầu tư khoảng 198.823 tỷ đồng. Nhưng nhu cầu vốn vượt quá khả năng cân đối. Bộ GTVT đang đề nghị Chính phủ cân đối khoảng 57.346 tỷ đồng, tương đương 22,9% của ngành GTVT, để đầu tư cho các dự án mang tính chất động lực vùng gồm các tuyến cao tốc: Cần Thơ – Cà Mau, Mỹ An – Cao Lãnh, An Hữu – Cao Lãnh, Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng. Xây dựng các cầu Rạch Miễu 2, cầu Đại Ngãi, đồng thời nâng cấp một số tuyến quốc lộ quan trọng khác.

       Đan Phượng

Bài viết liên quan