Số điện thoại:0913081908
Email:openskyhk@gmail
logo

Cần Thơ: Giải pháp để xây dựng thành phố thành đô thị văn minh

Ngày 05-8, UBND TP. Cần Thơ phối hợp Viện Kinh tế và quản lý TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo (HT) “Xây dựng TP. Cần Thơ phát triển thành đô thị thông minh giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030”. Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Cần Thơ Dương Tấn Hiển chủ trì HT.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Cần Thơ Dương Tấn Hiển, phát biểu chỉ đạo

Ðây là cơ hội để lãnh đạo thành phố, các Sở, ban ngành trao đổi, tương tác với các chuyên gia, đề xuất giải pháp phát triển đô thị thông minh, chuyển đổi số các ngành, lĩnh vực của TP. Cần Thơ, để áp dụng vào thực tiễn phát triển đô thị thông minh.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Cần Thơ Dương Tấn Hiển nhấn mạnh: Nghị quyết số 59-NQ/TW ngày 05-8-2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP. Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 45/2022/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặt thù phát triển TP. Cần Thơ là chủ trương, tiền đề quan trọng cho thành phố phát triển. Triển khai thực hiện Ðề án đô thị thông minh, TP. Cần Thơ bước đầu đã thí điểm triển khai Trung tâm điều hành đô thị thông minh và 8 dịch vụ đô thị thông minh. Một số quận huyện đã thực hiện các trung tâm điều hành giám sát giao thông, an ninh trật tự; Hiện một số ngành đang thực hiện các thủ tục triển khai về hạ tầng và nền tảng đô thị thông minh, giao thông thông minh, an ninh trật tự, y tế, giáo dục thông minh,…

Các đại biểu dự HT

Tại HT, các chuyên gia trình bày những giải pháp để xây dựng chính quyền số: Bộ giải pháp chính phủ số nền tảng - sự cần thiết để xây dựng đô thị thông minh; Thúc đẩy hệ sinh thái công nghệ đổi mới hướng tới thành phố thông minh và bền vững; Nền tảng dữ liệu xây dựng chính quyền số và quản lý đô thị thông minh. Về xây dựng đô thị thông minh, các tham luận xoay quanh: Ứng dụng công nghệ vào quản lý sản xuất nông nghiệp; Thiết bị thông minh; Giải pháp khắc phục các vấn đề về nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu và an ninh dịch tễ; Hệ thống quản lý giao thông thông minh quốc gia; Phương pháp và công cụ phù hợp đột phá để triển khai đô thị thông minh.

Điểm nổi bật là nhiều giải pháp đã mang tính đột phá, tiết kiệm, triển khai nhanh và hiệu quả,... Đại diện FSI: Ông Cao Hoàng Anh – Phó Tổng Giám đốc, chia sẻ về nền tảng lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn toàn diện VLAKE. Đây là nền tảng công nghệ  mới do FSI đầu tư nghiên cứu và phát triển. VLAKE đảm bảo có thể kết nối tới tất cả hệ quản  trị cơ sở dữ liệu hiện hành: MS SQL, Oracle, MySQL,... tiếp nhận kết nối tất cả các dữ liệu: Cấu trúc, Bán cấu trúc, Phi cấu trúc,… một cách linh hoạt chỉ bằng các thao tác kéo thả và cấu hình cài  đặt trên hệ thống. Điều này giúp VLAKE tích hợp, kết nối, thu thập các nguồn dữ liệu tự động mà không phụ thuộc vào đơn vị quản lý nguồn dữ liệu gốc cũng như không ảnh hưởng đến hoạt động của các bên liên quan. Bên cạnh đó, VLAKE cho phép sử dụng các máy tính thương mại để làm hệ thống lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn. Do không phụ thuộc vào một chủng loại thiết bị phần cứng chuyên biệt, VLAKE giúp tiết kiệm chi phí đầu tư và triển khai hệ thống kết nối và xử lý dữ liệu. VLAKE cung cấp công cụ xử lý trực quan, không yêu  cầu những thao tác phức tạp về cài đặt cấu hình, điều chỉnh và quản trị. Ngôn ngữ tiếng Việt, giao  diện thân thiện giúp giảm thiểu thời gian  làm quen với phần mềm mới, giúp các đơn vị sử dụng ứng dụng nhanh hơn vào thực tiễn.

Đại diện Viettel trình bày tham luận

Về giải pháp tổng thể hành trình Chuyển đổi số (CĐS) cho Cần Thơ, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông quân đội (Viettel) tổng hợp các nội dung cần cải thiện; Kiến trúc chính quyền đô thị và Tổng quan các giải pháp, trong đó có Xây dựng Nền tảng bản đồ số; Trung tâm dữ liệu dùng chung; Hạ tầng IOT, 5G. Với nền tảng dữ liệu này, Cần Thơ sẽ thực hiện CĐS với hầu hết các lĩnh vực KT-XH, đời sống, sản xuất trên địa bàn thành phố.  Kiểm soát, theo dõi tài nguyên; Ứng dụng đa lĩnh vực: Y tế, Giáo dục, môi trường, giao thông vận tải, hạ tầng đô thị,… Và giá trị mang lại khi triển khai thực hiện là nâng cao chất lượng cuộc sống; Tiết kiệm chi phí; 1 nền tảng IOT chung duy nhất; Sẵn sàng mở rộng, nâng cấp.

Lãnh đạo thành phố trao thư cảm ơn và tặng hoa cho các diễn giả

Phát biểu kết luận HT, ông Dương Tấn Hiển - Phó CT Thường trực UBND thành phố yêu cầu các ngành, địa phương chủ động phối hợp trao đổi với các chuyên gia về thực trạng, khó khăn, vướng mắc và mục tiêu hướng tới để xác định lộ trình, giải pháp cụ thể cần triển khai thực hiện. Sau hội thảo, thành phố rất mong các nhà khoa học, chuyên gia, các DN công nghệ số tiếp tục hỗ trợ, đồng hành cùng Cần Thơ trong quá trình xây dựng đô thị thông minh, đóng góp cho công cuộc CĐS của thành phố.

Đan Phượng

Bài viết liên quan