Hình ảnh Học sinh Trường TH, THCS, THPT Đinh Tiên Hoàng lúc tan học
Các em học sinh Trường TH, THCS, THPT Đinh Tiên Hoàng nối đuôi nhau chạy ngược chiều, không đội mũ bảo hiểm trên tuyến QL1A
Có thể thấy, nguyên nhân chính là do kiến thức cũng như nhận thức về an toàn giao thông trên đường của các em chưa cao. Một trong những lỗi vi phạm phổ biến nhất chính từ các em sử dụng xe gắn máy trên 50 phân khối. Vậy nguyên nhân chính của tình trạng này là do đâu?
Trong những ngày qua: Có nhiều trường hợp các em học sinh tại trường Đinh Tiên Hoàng sau giờ tan học, các em điều khiển xe máy phân khối lớn, không đội mũ bảo hiểm, thậm chí các em còn điều khiển xe chạy ngược chiều, gây náo loạn và mất trật tự an toàn giao thông vào giờ cao điểm. Vừa qua, đã xảy tai nạn giao thông trước cổng trường Đinh Tiên Hoàng do hai em học sinh thiếu quan sát, khi chạy từ trong trường ra ngoài đã va chạm với phương tiện khác. Rất may, vụ tai nạn không có thiệt hại về người, chỉ bị xây xát nhẹ.
Hai em học sinh Trường Đinh Tiên Hoàng gây tai nạn giao thông trước cổng trường
Theo thống kê của Bộ Công an, từ năm 2020 đến tháng 9/2022, cả nước đã xảy ra 1.570 vụ tai nạn giao thông liên quan đến HSSV, làm chết 864 người, bị thương 1.794 người. Nguyên nhân chính là do sự kém hiểu biết kiến thức pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
Trường học và gia đình là nơi đào tạo và giáo dục cho các em về mặt kiến thức và những kỹ năng sống. Tuy nhiên, kiến thức và ý thức khi tham gia giao thông trên đường bộ của các em học sinh phần lớn có thể được hình thành từ phía nhà trường và gia đình.
Với thực trạng trên, Trường TH, THCS, THPT Đinh Tiên Hoàng nói riêng và ngành Giáo dục tỉnh Đồng Nai nói chung cần phải có biện pháp cụ thể, đưa ra hình thức giáo dục pháp luật về trật tự ATGT trong học sinh để giảm bớt tỉ lệ tai nạn giao thông trong lứa tuổi học sinh.
Đơn cử: Như các trường học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nên phối hợp với các Ban, Ngành, Đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự ATGT trong học sinh bằng nhiều hình thức như: Tổ chức hoạt động ngoại khóa về ATGT; triển khai các cuộc thi “Tìm hiểu về “Giao thông học đường”; tìm hiểu pháp luật về trật tự ATGT trên mạng internet” qua cổng thông tin điện tử của tỉnh,… Ngoài ra, các Trường học tăng cường phối hợp cơ quan chức năng nắm bắt thông tin về học sinh vi phạm luật để có hình thức xử lý thích hợp, đồng thời thông báo tới phụ huynh về những vi phạm của con em mình, từ đó kết hợp trong giáo dục học sinh chấp hành tốt Luật Giao thông. Các trường nên phối hợp với Công an các huyện, thành thị triển khai các buổi tuyên truyền về Luật Giao thông đường bộ, đồng thời tổ chức ký cam kết cho học sinh chấp hành nghiêm quy định pháp luật về đảm bảo ATGT gắn với cam kết không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội,…
Từ đó góp phần làm giảm số vụ tai nạn giao thông đặt biệt trong lứa tuổi học sinh, sinh viên, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại đáng tiếc xảy ra khi các em học sinh khi tham gia giao là điều cần thiết nhất đặt ra ngay lúc này đối với các trường học hiện nay.
Triệu Long - Hào Hùng