Số điện thoại:0913081908
Email:openskyhk@gmail
logo

Độc đáo sản phẩm của “phù thủy” tăm tre ở Cần Thơ

Bằng niềm đam mê mãnh liệt, ông Đỗ Quang Trực (55 tuổi, phường An Phú, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ) đã biến những thứ tưởng chừng bỏ đi trở thành những tác phẩm nghệ thuật. Sản phẩm ông làm ra không chỉ độc đáo mà còn giữ “hồn Việt” qua từng chi tiết.

Ông Trực miệt mài bên những sản phẩm do ông sáng tạo

Đập vào mắt tôi là một căn phòng với đầy đủ những công trình kiến trúc nổi tiếng của Việt Nam và thế giới được thu nhỏ qua những mô hình chế tác độc đáo. Vừa mời khách ngồi, ông Trực vẫn không quên cặm cụi vào mấy chiếc tăm tre và que kem, đang dần được đình hình thành những tác phẩn nghệ thuật. Ông Trực kể: Ông vốn làm nghề chụp ảnh cho các sự kiện. Vào khoảng cuối năm 2018, lúc đó công việc của ông có nhiều thời gian rảnh rỗi. Một lần tình cờ, ông nhìn thấy những cây tăm tre, que kem thừa thải, vốn là những thứ sẽ bị vứt đi. Ông bỗng nãy ra ý tưởng sáng tạo nó để làm vật liệu trang trí trong nhà. Từ đó, ông bắt tay vào sáng tạo.

Ban đầu tôi chỉ làm một vài món đồ nhỏ và đơn giản, nhưng sau khi tìm hiểu trên mạng thấy có nhiều công trình đẹp nên dần phát triển kỹ thuật công phu hơn. Đầu tiên là tháp Big Ben, tiếp đến là tháp Luân Đôn. Làm xong các công trình nước ngoài, tôi quay lại làm các công trình ở Việt Nam như ngôi nhà Nam Bộ, chùa Một Cột, nhà thờ Đức Bà Sài Gòn…”.- ông Trực kể.

Những sản phẩm do ông Trực làm ra vô cùng độc đáo và tinh xảo

Dù chưa học qua trường lớp ngày nào, nhưng các sản phẩm do ông Trực làm ra lại vô cùng tinh xảo, ai cũng trầm trồ khen ngợi. Từ đó, ông gắn bó với những cây tăm tre, và que kem lúc nào không biết. Suốt ngày, người ta thấy ông mày mò làm những đồ dùng và đồ trang trí từ tre, có lúc quên cả ăn uống. Đặc biệt, những sản phẩm do ông làm ra đều xuất phát từ lòng đam mê, không vốn liếng, không người chỉ dạy và cũng không có nơi tiêu thụ.

Theo ông Trực, trong quá trình làm, công đoạn khó nhất là tìm dụng cụ làm giống tương đối nhất với các công trình thật bên ngoài. Đối với các công trình cầu, chùa, nhà thờ,… có những hoạ tiết, hoa văn trên đỉnh tháp, hàng rào rất tỉ mỉ, do đó ông phải tìm hiểu sâu và bám sát vào các hình ảnh trên mạng để làm theo sao cho gần giống nhất. 

Đặc biệt, khi mô phỏng các công trình nổi tiếng, ông luôn tôn trọng từng đường nét kiến trúc cơ bản, đặc biệt những chi tiết được cho là độc đáo. Do không phải là kiến trúc sư nên ông không thể đo tỉ lệ chính xác, chỉ ước chừng để có được sự tương đồng đạt khoảng 90% so với kích thước thật.

Điển hình là công trình nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, điểm đặc biệt là phải mô phỏng các mái có hình ngũ giác ở phía sau, vậy nên khi làm phải đo kích thước tỉ mỉ và mất nhiều thời gian hơn. Nguyên vật liệu chính được ông Trực sử dụng là tăm tre và que kem, đây là những vật liệu từ gỗ không gây hại cho môi rường, khi sơn lên vừa bóng đẹp vừa không bị mối mọt và có khả năng giữ lâu bền hơn cho sản phẩm.

“Thời gian để hoàn thành một tác phẩm có thể mất vài tháng, như tháp Luân Đôn là trên 6 tháng, nhà thờ Đức Bà Sài Gòn khoảng 4 tháng. Hiện tôi chủ yếu làm để thỏa đam mê và trưng bày ở nhà cho đẹp, do công sức bỏ ra nhiều, nếu chuyển từ tiền công qua giá thành sẽ khá cao, đôi khi người mua cũng e ngại nên tôi không có ý định bán hay kinh doanh, chỉ để mọi người tới xem và ngắm thôi”, ông Trực bày tỏ.

Dù chỉ mới bắt đầu với loại hình nghệ thuật này được 4 năm nhưng đến nay, ông Trực đã có khoảng 50 mô hình công trình kiến trúc - văn hóa lớn, nhỏ trong và ngoài nước. Ông nói: “Có những thứ tưởng chừng bỏ đi, nhưng nếu chúng ta biết cách tận dụng vẫn rất hữu ích cho cuộc sống. Tôi dùng tăm tre và que kem để sáng tạo như một cách để gửi thông điệp tới mọi người hãy yêu mến thiên nhiên và cuộc sống này hơn”.

Trần Tú – Gia Gia

Bài viết liên quan