Số điện thoại:0913081908
Email:openskyhk@gmail
logo

Cảnh báo nguy cơ sạt lở đồi núi tại Đồng Nai

Sau những trận mưa nặng hạt kéo dài, tại xã Phú An, huyện Tân Phú (Đồng Nai) đã có một ngọn đồi bị sạt lở khiến một phần đất, đá, tràn xuống đường. Cũng trên địa bàn, một số ngọn đồi khác đã xuất hiện tình trạng sạt lở, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn cho người dân khi tham gia giao thông khi đi qua tuyến đường này.

Ngọn đồi tại xã Phú An, huyện Tân Phú bị sạt lở

Ngọn đồi trên tuyến Quốc lộ 20 tại xã Phú Trung, huyện Tân Phú cũng có nguy cơ sạt lở

Theo thông tin từ người dân địa phương cung cấp sau những trận mưa to liên tục trong nhiều ngày thì một số ngọn đồi tại xã Phú An xuất hiện tình trạng sạt lở. Sau khi xảy ra vụ sạt lở cán bộ xã Phú An đã báo cáo với lãnh đạo huyện Tân Phú để khắc phục sự cố. Rất may vụ sạt lở không gây thiệt hại về người. Được biết, Đồng chí Võ Văn Phi - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã trực tiếp đến hiện trường vụ sạt lở để kiểm tra và có phương án chỉ đạo khắc phục cho di dời một số hộ dân đang sinh sống dưới chân đồi.

Một trong số ngọn đồi bị chặt phá lấy đất để trồng sầu riêng, xây dựng nhà dưới chân đồi trên địa bàn xã Phú An thuộc đất rừng phòng hộ

Theo ghi nhận thực tế, tại xã Phú An một số ngọn đồi đang diễn ra tình trạng bị “cạo trọc”, bị chặt phá, lấn chiếm trái phép, lấy đất để làm nhà, làm đường, trồng sầu riêng,… Ngoài ra, tại địa bàn xã Phú Trung trên tuyến Quốc lộ 20, một số ngọn đồi cũng đang có nguy cơ sạt lở. Như vậy, dư luận đặt câu hỏi nguyên nhân dẫn đến các vụ sạt lở trên có phải xuất phát từ việc khai thác rừng phòng hộ của người dân, chưa được cơ quan chức năng vào cuộc xử lý triệt để không?

Theo tìm hiểu, phần diện tích đất đồi bị sạt lở tại xã Phú An là đất rừng phòng hộ, thuộc Quản lý của Ban Quản lý Rừng phòng hộ Tân Phú. Để có thông tin chi tiết về vụ việc, chúng tôi đã liên hệ với ông Lê Văn Tuấn – Phó Giám đốc, Ban Quản lý Rừng phòng hộ Tân Phú, ông Tuấn cho biết: “Ngọn đồi tại địa bàn xã Phú An bị sạt lở, nguyên nhân không xuất phát như người dân đã suy đoán là từ việc chặt phá rừng, lấy đất để trồng sầu riêng. Mà nguyên nhân dẫn đến sạt lở là do trước đây UBND xã Phú An mở rộng đường tại địa bàn và không làm kè mái bạt Taluy. Thực tế rằng, một số ngọn đồi khác trong địa bàn vẫn trồng sầu riêng thì không bị sạt lở”.

Lãnh đạo Ban Quản lý Rừng phòng hộ Tân Phú cho biết thêm: “Về việc có nhiều hộ dân tự phát “cạo trọc” đồi để trồng sầu riêng, đang được lập hồ sơ để xử lý, theo ghi nhận có khoảng gần 30 hộ dân vi phạm, tổng diện tích khoảng gần 40 ha thuộc đất rừng phòng hộ.

Hình ảnh mái bạt Taluy

Mái Taluy hay còn được biết là ta luy, đây là một thuật ngữ bắt nguồn từ thuật ngữ “Talus” của tiếng Pháp. Khi dịch ra tiếng Việt có nghĩa là sườn dốc hay mái dốc, đại loại là chỉ những con dốc nghiêng so với một mặt phẳng ngang. Mái bạt Taluy được sử dụng chủ yếu trong ngành xây dựng cầu đường. Mái bạt Taluy là một bộ phận vô cùng quan trọng ở các đoạn đường đèo, chính vì thế, bạn có thể bắt gặp biển báo “sạt lở taluy âm nguy cơ đứt đường” ở những đoạn đường đèo đó.

Minh Tưởng - Thanh Pháp

Bài viết liên quan