Số điện thoại:0913081908
Email:openskyhk@gmail
logo

Cần Thơ: Khắc phục tình trạng dàn trải, kém hiệu quả đối với kinh phí đầu tư cho Khoa học – Công nghệ

Ngày 8-6, Thành ủy Cần Thơ, tổ chức hội nghị (HN) Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI “Về phát triển khoa học và công nghệ (KH-CN) phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH) trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập Quốc tế”.

Ông Phạm Văn Hiểu – Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Cần Thơ, chỉ đạo tại HN

Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 20, TP. Cần Thơ đã triển khai mạnh mẽ các giải pháp thúc đẩy phát triển, ứng dụng KH-CN phù hợp điều kiện thực tiễn của địa phương và định hướng phát triển chung của cả nước. KH-CN đang từng bước khẳng định vai trò là động lực quan trọng trong phát triển KT-XH. Hoạt động quản lý Nhà nước về KH-CN trên địa bàn thành phố có bước chuyển biến tích cực và đạt một số kết quả quan trọng, như: Giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt 30,6% (năm 2020) so với tổng giá trị sản phẩm. Tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị của TP giai đoạn 2014 – 2021 đạt 13,02%.

Đội ngũ cán bộ KH-CN có trình độ cao và Tổ chức KH-CN trên địa bàn TP, phát triển cả về số lượng và chất lượng. Hình thành được một số Doanh nghiệp (DN) khoa học và công nghệ mà trước năm 2012 trên địa bàn TP chưa có. Về các công trình công bố Quốc tế: Theo thống kê chưa đầy đủ, 10 năm qua, có trên 588 bài báo, công trình khoa học do các nhà KH đang công tác tại các Viện, Trường đại học trên địa bàn TP nghiên cứu, công bố trên các tạp chí uy tín quốc tế,… Số lượng đăng ký bảo hộ các sáng chế tăng đáng kể. Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH-CN được chú trọng. Cần Thơ quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật KH-CN; Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nguồn nhân lực của thành phố. Hoạt động liên kết, hợp tác phát triển vùng, phát triển KH-CN được chú trọng thông qua ký kết hợp tác, thu hút sự tham gia của nhiều nhà khoa học có uy tín để hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng, kỹ thuật công nghệ và nhiều lĩnh vực khác trong đời sống,…

Ông Phạm Văn Hiểu – Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Cần Thơ, và ông Trần Việt Trường – CT/UBND TP. Cần Thơ, trao Bằng khen của CT/UBND TP. Cần Thơ cho các tập thể

Bên cạnh những kết quả đạt được, theo ông Phạm Văn Hiểu – Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Cần Thơ, quá trình thực hiện Nghị quyết số 20 còn một số hạn chế, như: Công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển KH-CN chưa được quan tâm đúng mức. Cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị cho hoạt động KH-CN còn thiếu và chưa đồng bộ. Tiến độ triển khai các đề án thành lập Khu Công nghệ cao, Khu Công nghệ thông tin tập trung, Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Sàn giao dịch công nghệ Cần Thơ còn chậm. Các chính sách hỗ trợ DN, tổ chức, cá nhân trong đổi mới công nghệ, bảo hộ và phát triển tài sản trí tuệ, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST), chưa đủ mạnh để thu hút các nguồn vốn của xã hội đầu tư cho KH-CN. Hoạt động chuyển giao, ứng dụng kết quả nghiên cứu KH vào thực tiễn còn nhiều khó khăn, bất cập. Việc khai thác, áp dụng sáng chế để thương mại hóa còn hạn chế. Chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ đối với cán bộ KH chưa tương xứng,...

Để khắc phục những tồn tại và tiếp tục đẩy mạnh phát triển KH-CN trên địa bàn thành phố, phấn đấu đến năm 2030: Đạt 45 – 50% tỷ trọng giá sản phẩm công nghiệp – công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo; Đầu tư cho KH-CN đạt 2% GDP, đóng góp từ xã hội cho nghiên cứu và phát triển chiếm 65% - 70%. Số doanh nghiệp KH-CN và số DN khởi nghiệp ĐMST tăng gấp 2 lần so với năm 2020, tỷ lệ DN có hoạt động ĐMST đạt 40% trong tổng số DN,…

Lãnh đạo thành phố trao Bằng khen của CT/UBND TP. Cần Thơ cho các cá nhân

Chủ tịch HĐND TP. Cần Thơ nêu các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm mà thành phố tập trung thực hiện, trong đó đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển ứng dụng công nghệ (CN) cao, CN ưu tiên như CN thông tin và truyền thông, CN sinh học, CN vật liệu mới, Y – Sinh học,… trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông, Y – Dược, bảo vệ môi trường, An ninh – quốc phòng. Chuyển đổi tư duy từ phát triển nền công nghiệp phụ thuộc, gia công, lắp ráp sang chủ động sáng tạo, vươn lên làm chủ công nghệ. Chuyển đổi nền kinh tế công nghiệp sang kinh tế số dựa trên nền tảng tri thức: “Kịp thời tôn vinh trí thức, nhà KH tiêu biểu; Khen thưởng các tổ chức, cá nhân có những đóng góp tích cực cho sự phát triển KH-CN nói riêng, phát triển KT-XH, quốc phòng, an ninh, nói chung. Tạo điều kiện để cán bộ KH-CN phát triển bằng tài năng và hưởng lợi ích thỏa đáng với giá trị lao động sáng tạo; Trọng dụng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao. Tăng cường hợp tác quốc tế về KH-CN,… Đặc biệt, cần đổi mới cơ chế xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách đối với hoạt động KH-CN, phù hợp với đặc thù và nhu cầu về phát triển KH-CN của từng ngành, từng địa phương. Sử dụng hiệu quả kinh phí cho KH-CN, khắc phục tình trạng dàn trải, kém hiệu quả. Đẩy mạnh thực hiện cơ chế đặt hàng, đấu thầu trong thực hiện nhiệm vụ KH-CN và cơ chế khoán kinh phí đến sản phẩm KH-CN tương xứng với kết quả đầu ra khi chuyển giao ứng dụng”. – Phó Bí thư Thường trực Thành ủy nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Thực Hiện – Phó CT/UBND TP. Cần Thơ, trình bày kết quả thực hiện NQ số 20 của Cần Thơ

Dịp này, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ tặng Bằng khen cho 15 tập thể và 9 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Nghị quyết số 20, đóng góp cho sự nghiệp phát triển KH-CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của TP. Cần Thơ.

      Đan Phượng

Bài viết liên quan