Số điện thoại:0913081908
Email:openskyhk@gmail
logo

Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long: Hội thảo khoa học “Tối ưu hóa quy trình cấp cứu & điều trị đột quỵ”

Ngày 02-7, Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long tổ chức Hội thảo khoa học chủ đề “Tối ưu hoá quy trình cấp cứu & điều trị đột quỵ”. Vai trò của quản lý chất lượng tại Đơn vị đột quỵ. Chương trình với sự tham dự của hơn 100 Chuyên gia, Bác sĩ đang công tác tại các đơn vị y tế trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Các diễn giả tham dự Hội thảo tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long

Tại Hội thảo, đại biểu tham dự sẽ cập nhật những kiến thức mới và kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị các bệnh lý về mạch não, đột quỵ từ các diễn giả: PGS.TS.BS. Nguyễn Huy Thắng – Chủ tịch Hội Đột quỵ, TP. Hồ Chí Minh; BS.CKI. Nguyễn Hữu Thái, Trưởng khoa Can thiệp nội mạch – Nội tim mạch, Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.

Theo đó, Hội thảo truyền tải thông điệp về tầm quan trọng của phát hiện sớm và tối ưu hoá quy trình cấp cứu, điều trị đột quỵ kịp thời. Với đột quỵ, thời gian mỗi giây đều quý, tiết kiệm thời gian là cứu mạng người bệnh, nghĩa là dù cùng được chữa trong "giờ vàng" nhưng người được điều trị sớm hơn sẽ có kết quả phục hồi tốt hơn.

Ths.BS. Nguyễn Văn Hoàng – Giám đốc Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu tại buổi Hội thảo Ths.BS. Nguyễn Văn Hoàng – Giám đốc Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết: Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong và tàn tật hàng đầu trên Thế giới. Chính vì thế chủ đề về cấp cứu đột quỵ luôn một vấn đề được quan tâm hàng đầu trong chăm sóc sức khỏe hiện nay. Đột quỵ là tình trạng quá trình cung cấp máu lên não bị gián đoạn dẫn đến thiếu oxy, kết quả là não bị tổn thương và mất chức năng. Đột quỵ xảy ra do 2 nguyên nhân là thiếu máu cục bộ (do cục máu đông gây tắc động mạch cung cấp máu cho não, nguyên nhân thường xuyên nhất gây đột quỵ chiếm 85%) và xuất huyết não (khi một mạch máu não bị vỡ chiếm 15%). Là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong hàng đầu trên thế giới, đột quỵ còn để lại những di chứng, tàn tật vĩnh viễn trên cơ thể người bệnh, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, gánh nặng cho xã hội.

Trước đây, đột quỵ thường xảy ra ở người lớn tuổi, tuy nhiên hiện nay, bệnh nhân đột quỵ không còn phụ thuộc vào lứa tuổi, có rất nhiều người trẻ bị đột quỵ,... Việc kiểm soát đột quỵ cấp: Chúng ta phải đi từ giáo dục cho người dân các kiến thức cơ bản về đột quỵ để kiểm soát và phòng tránh (giai đoạn ngoại viện) đến việc chẩn đoán đột quỵ cấp một cách chính xác và nhanh chóng, cấp cứu kịp thời, hiệu quả và có hệ thống (giai đoạn cấp cứu nội viện) đến việc phục hồi chức năng cho các bệnh nhân đột quỵ (giai đoạn phục hồi chức năng sau đột quỵ). Nó trở thành một vòng khép kín để kiểm soát đột quỵ một cách tốt nhất và hiệu quả nhất.

Diễn giả PGS.TS.BS. Nguyễn Huy Thắng – Chủ tịch Hội Đột quỵ, TPHCM, thiết trình tại Hội thảo khoa học

Theo thống kê, mỗi năm nước ta có 200.000 bệnh nhân đột quỵ, trong đó 20% trường hợp tử vong, riêng tại Đồng bằng sông Cửu Long là khoảng 10.000 bệnh nhân. Mặc dù đột quỵ là bệnh gây tử vong và tàn phế cao nhưng chúng ta có thể phòng ngừa được bằng cách: Thay đổi lối sống tích cực, có chế độ ăn uống khoa học, tăng cường thể dục, vận động cũng như kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ: Đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, rối loạn mỡ máu và hút thuốc lá,...

Bên cạnh đó, người dân nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phòng ngừa những nguy cơ dẫn đến căn bệnh nguy hiểm này. Để điều trị quỵ đột quỵ hiệu quả và kinh tế, khi người bệnh có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ đột quỵ nên đến ngay trung tâm đột quỵ chuyên sâu gần nhất để được chẩn đoán và xử trí nhanh nhất.

Trần Tú

Bài viết liên quan